• TRANG CHỦ
  • TIN NHANH
  • THẾ GIỚI
  • THỂ THAO
  • QUÂN SỰ
  • GIÁO DỤC
  • Liên Kết Ngoài

    Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

    Khai giảng năm học mới: Làm thế nào đừng để lãnh đạo phát biểu đến 11 giờ trưa



    Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ đã từng nhiều lần chứng kiến cảnh học sinh tiểu học ngồi dưới trời nắng nghe lãnh đạo phát biểu đến 11 giờ trưa khác hoàn toàn với hình ảnh quá khứ.


    Khi năm học mới đang gần kề, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chia sẻ với PV về ký ức ngày lễ khai giảng xưa và gợi ý cách làm mới để các trường thực hiện cho năm nay.
    Học sinh trong lễ khai giảng ngày xưa

    Ngày còn nhỏ, tôi đi học trong trường vùng kháng chiến và thậm chí cả sau khi hòa bình lập lại, tất cả học sinh nghỉ hè thoải mái. Khi hoa phượng nở, ve kêu râm ran thì chúng tôi phải chia tay đầy lưu luyến các bạn học. Mỗi người sẽ trở về với gia đình của mình trong dịp nghỉ hè và phụ giúp gia đình những công việc khác nhau. Tin nhanh cho hay.

    Sau ba tháng hè,mọi người trở lại trường đều có cảm giác vui như hội. Chúng tôi được gặp lại các bạn học, được nói chuyện với nhau vui vẻ. Thầy trò tay bắt mặt mừng, mỗi người kể một chuyện trong dịp hè vừa qua.

    Tôi nhớ, ngày xưa 1/9, học sinh tất cả các cấp học lại trở lại trường. Suốt đêm trước, tôi cảm thấy rất hồi hộp, xao xuyến, háo hức mong đến ngày mai để được gặp bạn bè. Những ký ức đẹp về ngày khai giảng được chúng tôi mãi ghi nhớ.

    Dần dần về sau này, ngày khai giảng là ngày nhà trường báo công đến các vị lãnh đạo ngành, lãnh đạo thành phố. Sau khi lãnh đạo nhà trường phát biểu là đến lượt các vị đại biểu. Trời mưa, trời nắng thì chỉ có trẻ con rất vất vả.
    Bắt các em học sinh tiểu học phải ngồi dưới trời nắng nóng và nghe người lớn phát biểu trông thật tội nghiệp. Trong ảnh: Học sinh lớp 1 ở một trường tiểu học tại TP.HCM trong lễ khai giảng - (Ảnh: Như Hùng/ Tuổi trẻ)
    Nhiều lễ khai giảng kéo dài từ 8 giờ đến hơn 11 giờ trưa. Ở nhiều trường phổ thông liên cấp, học sinh lớp 1 cũng phải nghe lãnh đạo phát biểu đến 11 giờ trưa. Trong khi đó, những em học sinh lớp 1 lại không hiểu những vị lãnh đạo bên trên đang nói gì.

    Ngày lễ khai giảng của học sinh nhưng các em không hề vui mừng. Thậm chí, trong lễ khai giảng nhiều học sinh không hát Quốc ca mà nhà trường bật đĩa hát. Đáng lẽ trong một ngày quan trọng với học sinh, các em phải hát Quốc ca rất hùng hồn vì lòng tự hào dân tộc.

    Ngày khai giảng phải bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần lễ phải đơn giản, phần hội phải gây ấn tượng cho học sinh, phụ huynh.

    Tin tuc năm 1995, tôi đề xuất ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Ngày đó, toàn xã hội, phụ huynh đưa con đến trường để dự lễ, dự hôi. Rất tiếc chỉ làm được thí điểm vài năm. Sau này, ngày khai giảng dài dòng với phần lễ dài nhưng phần hội lại không có cho học sinh.

    Tôi cho rằng, ngày khai giảng, lãnh đạo nhà trường phải phối hợp chặt chẽ với hội phụ huynh. Mỗi ngôi trường sẽ ở trên những địa bàn khác nhau với những nét đặc thù về văn hóa.

    Nhà trường cần tổ chức các hoạt động để các em phát huy được năng khiếu của mình. Ở vùng đất quan họ, nhà trường có thể tổ chức cho các em hát quan họ. Đó vừa là cách để dạy các em về truyền thống văn hóa mà còn giúp các em thực sự là chủ nhân của ngày hội.

    Nhà trường hãy để các em học sinh hát một bài Quốc ca với hết tâm huyết của mình. Việc làm đó sẽ giúp cho học sinh nghĩ ngay đến Tổ quốc của mình. Khi bắt đầu đá bóng hát quốc ca để tay lên tim rất đẹp, ý nghĩa.

    Tôi nghĩ đến cảnh học sinh cả nước đồng thời cất vang bài hát Quốc ca cùng một thời điểm sẽ rất xúc động. Đó sẽ là cách giáo dục tốt nhất cho các em học sinh.

    Các em sẽ cảm thấy rất may mắn khi xem trên báo đài, truyền hình về những hình ảnh những em khiếm thính hát Quốc ca bằng tay.Nhờ đó, các em sẽ đồng cảm hơn với những số phận bất hạnh.

    Tôi hy vọng, năm học này sẽ có nhiều đổi mới trong giáo dục ngay từ ngày đầu tiên của đầu năm học.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét