• TRANG CHỦ
  • TIN NHANH
  • THẾ GIỚI
  • THỂ THAO
  • QUÂN SỰ
  • GIÁO DỤC
  • Liên Kết Ngoài

    Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

    "Chết đi sống lại" nhờ bài thuốc trị bệnh nan y

    Thời gian qua, người dân miền Tây truyền tai nhau thông tin về vị bác sĩ có khả năng chữa bệnh nan y bằng phương pháp Đông - Tây y kết hợp rất hiệu quả. Mẹo hay
    Để có lời giải đáp chính xác nhất gửi đến bạn đọc, chúng tôi đã tìm hiểu và xác minh thực tế từ những bệnh nhân được vị bác sĩ này chữa trị. Và sự thật có rất nhiều điều bất ngờ, thú vị...
    Ông Mai Tấn Đỏ và BS Trịnh Sáng Lìl trong một lần gặp lại.
     
    Nguồn gốc lời đồn
    Bắt đầu từ câu chuyện của ông Đặng Văn Xê (SN 1940, ấp Ninh Định, xã Ninh Hòa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) đã vượt qua “án tử” - bệnh nan y một cách “ly kỳ” đã từng được đăng tải trên một tờ báo lớn ở TP.HCM.
    Nội dung bài báo cho biết, cuối năm 2010, ông Xê lần lượt được BV Chợ Rẫy và BV Ung Bướu chẩn đoán bị ung thư gan và ung thư đường mật giai đoạn cuối. Sau đó BV khuyên người nhà nên đưa ông Xê về để… “ăn gì được cứ cho ăn”, vì khả năng sống của ông chỉ còn khoảng… hơn một tháng! Về nhà, ông Xê luôn sống trong cảnh nơm nớp khi “án tử” cứ treo lơ lửng trước mắt. Tuy nhiên sau đó, một người hàng xóm của ông hay chuyện liền “mách” ông nên đến bác sĩ Trịnh Sáng Lìl - công tác tại BV Đa khoa huyện Hồng Dân - để mong tìm được cơ may nào đó.
    benh nan y 2
    Bà Nguyễn Thị Mai hiện nay rất khỏe khoắn.
     
    Bác sĩ Lìl đã có tiếng khi từng kéo dài sự sống cho mẹ ruột mình bị ung thư gan giai đoạn cuối đến 8 năm. Ông Xê mang hồ sơ bệnh án cho bác sĩ Lìl xem qua. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, sau một tháng, ba tháng rồi đến hai năm, ông Xê kiên trì dùng thuốc tây và thuốc nam của bác sĩ Lìl cung cấp và sức khỏe không những hồi phục trở lại mà còn có thể làm việc nặng bình thường. Sau đó ông đi khám tổng quát lại thì kết quả thật bất ngờ, hai bệnh trên người ông đã… không còn nữa! Mặc dù bài báo viết rất rõ là không hề có chuyện bác sĩ Trịnh Sáng Lìl có bài thuốc bí truyền chữa bệnh nan y, hay được “thần y” báo mộng gì cả.
    Thế nhưng, qua truyền miệng “thêm mắm dặm muối” của người dân sau đó đã khiến câu chuyện càng trở nên ly kỳ và nhuốm cả màu sắc hoang đường… Để làm rõ nghi vấn trên, chúng tôi đã tiến hành xác minh thực tế từ một số bệnh nhân khác được bác sĩ Trịnh Sáng Lìl chữa trị. Điều bất ngờ khá thú vị là những lời “có cánh” trên không phải không có cơ sở vì những câu chuyện khó tin nhưng có thật cứ lần lượt xảy ra...
    Những câu chuyện khó tin nhưng có thật!
    Tìm về huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi được ông Mai Tấn Đỏ (62 tuổi) kể lại. Vào một đêm giữa tháng 8/2013, ông Đỏ với tay lấy điều khiển tivi thì thấy tay mình không thể cử động được. Gia đình tức tốc chở ông đến BV Quận 8, TP.HCM để kiểm tra thì phát hiện có một khối u ở lồng ngực. Sau đó BV Chợ Rẫy tiến hành lấy tế bào khối u sinh thiết thì phát hiện đó là khối u ác tính. Ông Đỏ bị ung thư tế bào T (còn gọi là viêm hạch Lympho T).
    “Tôi nghe bác sĩ nói ở Việt Nam không có thuốc trị mà chỉ vô hóa chất cầm cự sự sống nhưng cũng rất ngắn ngủi…” - ông Đỏ cho biết. Ông Đỏ được bệnh viện điều trị bằng cách vô hóa chất nhưng sức khỏe ngày càng suy kiệt, người từ nặng trên 60kg chỉ còn chừng 30kg, nằm liệt trên giường thở oxy. Ở BV Chợ Rẫy được hơn 1 tháng thì bệnh viện kêu gia đình chở ông Đỏ về… lo hậu sự! Trong lúc rối ren, anh Mai Tấn Sang (em ông Đỏ) chợt nhớ lại từng có một bài báo nói về một vị lương y có khả năng chữa lành bệnh ung thư.  Gap coupons                   
    benh nan y 3
    Trong khi nhiều người bệnh giống mình đã ra đi thì ông Nguyễn Đình Phương vẫn còn rất khỏe.
     
    Ngay sau đó, anh Sang đánh xe xuống Bạc Liêu tìm đến nhà vị bác sĩ ấy. Anh Sang kể: “Sau khi xem hồ sơ và nghe tôi kể về tình trạng anh mình, bác sĩ Trịnh Sáng Lìl bảo gia đình đừng quá bi quan, “còn nước còn tát”. Rồi ông đưa tôi một ít thuốc tây và mấy thang thuốc nam, dặn dò cách cho uống. Tôi mang về cho anh Đỏ uống theo căn dặn của ổng. Và mọi chuyện thật không thể ngờ…”.
    Kể về hành trình anh mình “chết đi sống lại”, anh Sang cho biết, qua 3 ngày dùng thuốc của bác sĩ Lìl cho, thấy tiến triển anh mình không khá hơn là bao, người hầu như đã mê man, mọi người cứ nghĩ “chắc gặp phải bác sĩ dỏm” (!) nên gia đình đưa ông Đỏ về lo hậu sự.
    Lúc bấy giờ là 12 giờ trưa, nhà ở quê đã sắm sửa đồ tang, đặt mua hàng và mời thầy cúng đầy đủ cả. Thấy anh mình nằm im chờ chết, quá xót xa nên anh Sang gọi điện cho bác sĩ Lìl để mong còn cách gì cứu chữa. Qua điện thoại, bác sĩ Lìl bảo anh Sang lấy một viên thuốc mà trước đó bác sĩ đã cho đem cà nhuyễn, pha với nước sôi để nguội rồi lắng lấy nước trong nhỏ vào miệng của ông Đỏ. Anh Sang kiên trì làm vậy cho đến 1 giờ khuya thì ông Đỏ tỉnh lại. Anh Sang liền điện bác sĩ Lìl nhờ tư vấn.
    Lúc này, bác sĩ bảo gia đình nên chở ông Đỏ đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên và trên đường đi nhớ ghé bệnh viện nào gần nhất để truyền nước biển và cho thở oxy. Nghe vậy, anh Sang cùng gia đình tức tốc làm theo.
    Anh Sang kể: “Trên đường đi lên Sài Gòn, anh tôi ngưng thở mấy lần. Mọi người thấy thế cứ bảo phải chở về nhà chứ không nên để chết dọc đường. Tôi điện cho bác sĩ Lìl nhưng bác sĩ khuyên nên cứ đưa anh đi tuyến trên cấp cứu. Sau đó anh tôi lần lượt được BV Chợ Rẫy, BV Truyền máu Huyết học, BV Phạm Ngọc Thạch cấp cứu rồi chuyển sang BV Ung Bướu điều trị. Chỉ mất chưa đầy một tháng mà anh tôi khỏe hẳn lại…”. Anh Sang khẳng định, trong khoảng thời gian điều trị, ông Đỏ chỉ truyền dịch, uống thuốc của bệnh viện và thuốc của bác sĩ Lìl cung cấp, trong đó có cả thuốc nam.
    Tiếp tục tìm về xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Mai (79 tuổi, ngụ ấp Thượng) và được bà cho biết: Đầu năm 2011, bà được BV Đại học Y dược TP.HCM chẩn đoán ung thư ống hậu môn và trĩ nội độ 1. Bác sĩ tư vấn bà nên cắt bỏ ngay, nếu không sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, con cháu trong nhà cho rằng bệnh “kỵ” đụng dao kéo nên không chịu để bà ở lại bệnh viện điều trị mà đưa bà về để tìm thuốc nam uống.
    Sau khi về nhà, bà Mai nghe được lời đồn nên liền tìm đến bác sĩ Lìl để khám. May mắn thay, tuy sự thật là không có bài thuốc được “thần y” truyền thụ gì cả nhưng bà đã gặp được… “thần dược”! Bà Mai vui vẻ cho biết: “Bác sĩ Lìl thấy tôi tuổi già, đường sá xa xôi nên tôi chỉ đến một lần cho ông khám. Sau đó, ông gọi điện hỏi thăm tình hình rồi gửi thuốc tây và thuốc nam bằng đường xe cho tôi uống. Vậy mà đã 4 năm trôi qua, nhờ ông ấy mà sức khỏe của tôi đã bình thường trở lại. Thấy vậy, ai cũng bảo chuyện khó tin nhưng có thật là vậy đó mấy chú!”.
    Rời Hồng Ngự, chúng tôi còn đến TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang để gặp ông Nguyễn Đình Phương (77 tuổi). Tiếp chúng tôi, ông Phương không giấu được vẻ hồ hởi khi kể về hành trình chữa bệnh của mình.
    Ông Phương cho biết, tháng 11/2012, ông được BV Chợ Rẫy chẩn đoán mình bị ung thư gan và viêm gan siêu vi C. Sau mấy lần điều trị bằng cách vô hóa chất, ông Phương thấy người mình càng ngày càng suy kiệt. Được người quen mách bảo, ông Phương đã tìm đến bác sĩ Trịnh Sáng Lìl để mong cứu giúp.
    Và trải qua hơn 1 năm kiên trì cho bác sĩ Lìl chữa trị, ông Phương đã không còn bi quan nữa, da dẻ từ vàng sẫm đã hồng hào trở lại, bệnh mười phần chỉ còn năm sáu. Ông Phương tâm sự: “Tôi lên BV Chợ Rẫy để khám lại thì không những bác sĩ ngạc nhiên mà những người cùng bệnh như tôi cũng không khỏi giật mình. Khi tôi không thấy một số người từng đi vô hóa chất với mình đi khám lại nên gọi điện hỏi thăm thì mới hay mấy người đã “theo ông theo bà” rồi… Nghĩ lại mình may mắn thật!”. Ngoài những người nêu trên, chúng tôi còn trao đổi với một số bệnh nhân khác được bác sĩ Trịnh Sáng Lìl điều trị.
    Qua đó, đa số những người này đều khẳng định khả năng làm thuyên giảm rất nhiều loại bệnh mãn tính khác nhau, nhất là các bệnh về gan của vị bác sĩ này. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không đạt kết quả mỹ mãn, và đó cũng là điều tất yếu đối với bệnh nan y.
    Thay lời kết
    Trao đổi với PV, bác sĩ Trịnh Sáng Lìl khiêm tốn nói: “Tôi không có bài thuốc bí truyền nào cả! Xin mọi người đừng đồn thổi hay nghĩ sai không hay. Tôi chữa bệnh được như vậy một phần là nhờ tôi đã tìm hiểu cách chữa bệnh cho mẹ tôi bị ung thư gan giai đoạn cuối và kéo dài sự sống cho mẹ được nhiều năm. Từ đó đã tạo động lực cho tôi nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về nhiều cây cỏ, loại thuốc và đưa ra cách điều trị phù hợp cho từng người, với mong muốn kéo dài sự sống cho họ mà thôi…”.
    Chia sẻ về những hạn chế, bác sĩ Lìl thẳng thắn thừa nhận, quá trình ông chữa bệnh có trường hợp thành công, có trường hợp thất bại. Trong đó, nhiều trường hợp vì phát hiện bệnh quá muộn nên quá trình điều trị gặp phải những hạn chế là điều không tránh khỏi.
    Như vậy là đã rõ. Không có chuyện “thần y” truyền bài thuốc hay bài thuốc “bí truyền” chuyên trị bệnh nan y như đồn thổi nào cả. Có chăng là một vị bác sĩ luôn biết học hỏi, tìm hiểu cách chữa bệnh cứu người mà thôi

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét